Bệnh trầm cảm là gì? . Có những dấu hiệu nào báo hiệu bệnh trầm cảm của sản phụ? Các bố và mẹ cùng theo dõi bài viết này để có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này nhé.
BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ?
Bệnh Trầm cảm là bệnh về mặt tâm lý, thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Còn có thể nói đây là chứng rối loạn tâm trạng, tinh thần, ảnh hưởng đến cách người bệnh suy nghĩ, hành xử trong cuộc sống. Người trầm cảm lúc nào cũng trong tình trạng ủ rũ, buồn rầu và luôn có ý định tự tử.
Trầm cảm hiên nay đang là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở rất nhiều đối tượng như người có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, phụ nữ sau sinh, trẻ em không được quan tâm từ gia đình,…
Bệnh trầm cảm thường xảy ra ở những người tổn thương về mặt tâm lý, họ phải chịu cú sốc tinh thần nào đó hoặc áp lực trong công việc, cuộc sống. Bệnh trầm cảm đặc biệt xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh do không được gia đình quan tâm hoặc thay đổi sinh hoạt do việc chăm sóc con. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trầm cảm là gì, những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất nhé.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRẦM CẢM
Mất ngủ
Mất ngủ là biểu hiện đầu tiên của trầm cảm. Người mắc bệnh trầm cảm thường hay khó ngủ, thức khuya và ngủ không sâu giấc, thỉnh thoảng tỉnh giấc giữa đêm.
Chán ăn
Bệnh nhân mắc trầm cảm thường bị sụt cân liên tục và cảm thấy ăn không ngon miệng, không “thèm” ăn nữa? Họ thường ăn uống không đúng giờ và không khoa học? Điều đó chứng tỏ việc ăn uống thất thường và họ đang không quan tâm đến bản thân mình.
Ngại ngùng và không muốn giao tiếp
Người bệnh trầm cảm rất ít nói và lười vận động, họ thường không muốn đến những chỗ đông người như công viên, khu vui chơi giải trí, trường học,…Họ lúc nào cũng chỉ muốn ở một mình hoặc nơi nào ít người.
Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng trên thì tốt nhất bạn nên đi khám bệnh và tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Trầm cảm có thể gây suy nhược cơ thể
Người bệnh trầm cảm do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, điều này có thể gây nên suy nhược cơ thể như đau đầu, mệt mỏi, khó thở, táo bón, sợ lạnh,…đặc biệt là lúc nào cũng cảm giác trong tình trạng bất an, lo lắng, sợ hãi.
Luôn tự ti, bi quan về bản thân
Thái độ bi quan trước mọi việc, không tin tưởng những gì mình làm hoặc luôn do dự về hành động quyết định của mình cũng là dấu hiệu nhận thấy vấn đề trầm cảm đang ngày càng trầm trọng hơn.
Họ luôn cảm thấy có lỗi, mọi sai lầm đều xuất phát do mình và dẫn đến việc ngại tiếp xúc với mọi người, dày vò bản thân và tự nhốt mình trong nơi tối tăm nhất.
Hay suy nghĩ đến cái chết hoặc từng tự sát
Từ tinh thần bất an, bi quan, suy nghĩ tiêu cực nên người trầm cảm nghĩ mọi người không cần mình và họ đang là người thừa thãi với cuộc sống này. Họ đã từng tự sát hoặc luôn nghĩ trong đầu “tự tử”.
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN TRẦM CẢM CỦA PHỤ NỮ SAU SINH
Bệnh trầm cảm do tác động của gia đình
Bệnh trầm cảm là gì? Phụ nữ sau khi sinh nếu như không được gia đình quan tâm, chăm sóc, thường xuyên phải nghe những lời cãi vã, mắng nhiếc từ người nhà, nhất là chồng thì sẽ dẫn đến việc hoảng sợ, lo lắng và dẫn đến trầm cảm.
Bệnh trầm cảm do tác động bên trong cơ thể
Biến đổi về nội tiết: Sau khi sinh con, phụ nữ sẽ bị giảm đột ngột estrogen và progesterone, dẫn đến việc giảm hormones tuyến giáp gây ra những cảm giác mệt mỏi, buồn bã.
Biến đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch và quá trình chuyển hóa các chất: dẫn đến tình trạng thay đổi cảm xúc, tính khí thất thường.
Di truyền: Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh thường do di truyền từ người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em đã từng bị trầm cảm hoặc các bệnh về tâm lý.
Ngoài ra, người bị bệnh trầm cảm còn do việc phải chăm sóc con quá nhiều, mất sức, không ngủ được khi con quấy khóc, cho con bú,…sẽ rất nhanh bị suy sụp tâm lý và trở nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG PHỤ NỮ NÀO DỄ MẮC BỆNH TRẦM CẢM SAU KHI SINH
Không phải bất cứ người phụ nữ nào mang thai và sinh con đều bi trầm cảm. Những người phụ nữ sống trong một gia đình hạnh phúc, có sự quan tâm của mọi người, nhất là người chồng thì chắc chắn sẽ khó để mắc trầm cảm. Ngược lại, những đối tượng sau đây có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như:
- Thường có biến động mạnh về mặt tâm lý như gia đình bất hòa, vợ chồng cãi vã, chồng đánh đập
- Mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, đặc biệt là một quan hệ mẹ chống – nàng dâu
- Mang thai ngoài ý muốn
- Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai
- Phụ nữ hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo,…
- Thiếu sự quan tâm chăm sóc từ gia đình và xã hội
DẤU HIỆU CẢNH BẢO SỚM BỆNH TRẦM CẢM SAU KHI SINH
Cơ thể suy nhược
Rất nhiều sản phụ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng sau khi đã sinh em bé, sẽ khiến cơ thể họ dần rơi vào trạng thái mệt mỏi, ủ rũ.
Cảm giác bất an, lo lắng
Phụ nữ sau sinh nếu có cảm giác lo lắng, lúc nào cũng suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt cảm thấy run rẩy, lo sợ khi nghe tiếng con mình khóc đòi ăn, bú sữa khiến họ càng ngày càng stress.
Giảm trí nhớ
Phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy hay quên, không tập trung cao độ, không nhớ rằng mình để đồ đạc, vật dụng, tiền nong ở đâu?
Đôi khi họ còn không nhớ rằng mình đã cho con ăn hay chưa hay pha sữa như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ
Các bà mẹ bắt đầu bước vào quá trình mang thai đến lúc sinh con thường hay gặp vấn đề về giấc ngủ như thức giấc giữa đêm khuya, ngủ không sâu giấc hay gặp ác mộng và không ngủ được nữa thường là một trong các biểu hiện của căn bệnh trầm cảm.
Nếu như bạn hoặc người thân của mình đang gặp phải những dấu hiệu trên thì bạn hoặc họ cần đến tìm bác sĩ để tìm ra lời khuyên và cách điều trị kịp thời nhất.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM SAU KHI SINH
Để chữa trị được căn bệnh trầm cảm sau sinh không thể nhanh và dứt điểm luôn được mà cần phải có sự cố gắng, vượt qua bản thân của người bệnh cũng như sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, người thân bên cạnh người bệnh, đặc biệt là người chồng.
Nếu bạn đang phát hiện dần ra những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh thì bạn nên giải tỏa tinh thần bằng cách:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, thoải mái nhất
- Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn như đi chơi cùng bạn bè, chăm sóc sắc đẹp,…
- Tâm sự cùng gia đình nhà chồng, bạn bè những câu chuyện riêng của bạn
- Đến gặp bác sĩ điều trị tâm lý để được tư vấn và điều trị sớm nhất
- Nhờ chồng hoặc mẹ chồng hoặc người nhà chồng cùng san sẻ việc chăm sóc em bé
Trên thực tế, phụ nữ mắc bệnh trầm cảm nói riêng cũng như những đối tượng khác gặp phải căn bệnh về mặt tâm lý này thì cũng đều muốn che dấu cảm xúc của mình, họ muốn ở một mình và ngại giao tiếp đông người. Bởi thế, nếu như bạn là chồng hoặc người nhà của họ thì hãy phát hiện sớm các dấu hiệu và ở bên cạnh họ để họ cảm thấy mình được an toàn, che chở.
Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm được bệnh trầm cảm là gì cũng, những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất nhé.